Cách thức hoạt động và lợi ích khi sử dụng SD-WAN

Tìm hiểu cách thức hoạt động của mạng SD-WAN và lợi ích từ việc sử dụng mạng SD-WAN sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp SD-WAN phù hợp với doanh nghiệp của mình.

MẠNG SD-WAN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Giải pháp SD-WAN dùng phần mềm và các chức năng điều khiển để điều hướng lưu lượng mạng trên WAN. SD-WAN quản lý lưu lượng dựa trên độ ưu tiên của lưu lượng mạng, dựa trên chất lượng dịch vụ QoS và các yêu cầu bảo mật tương ứng với các mô hình kinh doanh. Nếu so sánh với các mô hình mạng WAN truyền thống, chức năng điều khiển hạ tần mạng WAN được phân phối đều trên tất cả các thiết bị mạng. Các router lúc này chỉ định tuyến lưu lượng mạng dựa trên địa chỉ TCP/IP và các Access Control List.

Khi SD-WAN gửi các lưu lượng mạng đi đến cloud như SaaS và IaaS thông qua Internet, các người dùng cuối sẽ nhận được chất lượng truy cập tốt nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các lưu lượng đi đến cloud hay các lưu lượng web đều được đối xử như nhau.

Nhiều ứng dụng cloud và các nhà cung cấp dịch vụ cloud đều áp dụng các cơ chế bảo mật mạnh mẽ. Việc truy cập trực tiếp các ứng dụng này từ các chi nhánh thông qua Internet sẽ cần các cơ chế bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa. Một vài ví dụ trong nhóm các ứng dụng cloud bao gồm Salesforce, Office365, SẻviceNow, Box và Dropbox.

Sự thông minh và khả năng nhận dạng các ứng dụng cho phép SD WAN định tuyến các lưu lượng mạng dựa trên ứng dụng chứ không chỉ đơn giản dựa vào các địa chỉ TCP/IP.

SD-WAN sử dụng bất kì công nghệ truyền dẫn nào, bao gồm MPLS, băng thông rộng và LTE

Mạng SD-WAN sẽ ảo hóa các dịch vụ WAN như MPLS, các dịch vụ Internet băng thông rộng và 4G/5G/LTE, xem các dịch vụ này như những tài nguyên mạng (resource pool).

Khả năng tự động học và tự động điều chỉnh của SD WAN

Bằng cách giám sát liên tục các ứng dụng và các tài nguyên WAN, một mạng SD WAN có thể điều chỉnh nhanh chóng khi các điều kiện mạng thay đổi để duy trì các hiệu quả ứng dụng cao nhất. Giải pháp SD WAN sẽ cho người dùng mức độ cảm nhận cao nhất ngay cả khi một đường truyền bị ngắt hoặc bị mất gói, có độ trễ cao, …

Hai khả năng chính của SD WAN

  • Quản lý tập trung: bằng cách tập trung các cấu hình của mạng SDWAN, quản lý hiệu quả truy cập của các ứng dụng và các chính sách bảo mật, một doanh nghiệp có thể giảm thiểu đáng kể các chi phí điều hành mạng WAN.
  • Cấu hình tự động hoàn toàn –  Zero-touch provisioning (ZTP): với tính năng này, cấu hình và các chính sách được lập trình một lần và đẩy xuống tất cả các chi nhánh mà không cần phải lập trình từng thiết bị đơn lẻ. Tính năng này loại bỏ sự cần thiết gửi các nhân viên IT xuống các chi nhánh mỗi khi có các ứng dụng mới thêm vào hay các chính sách thay đổi. ZTP cũng giảm thiểu các lỗi sơ sót do con người, giúp cho các chính sách được nhất quán xuyên suốt toàn bộ mạng doanh nghiệp.

Những lợi ích khi sử dụng SD-WAN

1. Giảm thiểu chi phí đến 90%

SD-WAN có thể giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong:

  • Mua phần cứng, phần mềm và hỗ trợ.
  • Nhân sự để quản lý, khắc phục sự cố và cung cấp thiết bị WAN: Quản lý tập trung và Zero-touch provisionin
  • Chi phí đường truyền. Do SD-WAN bổ sung hoặc thay thế MPLS đắt tiền bằng kết nối băng thông rộng, lưu lượng truy cập có thể được định tuyến dựa trên tùy chọn tốt nhất cho chi phí so với hiệu suất.

2. Gia tăng tính sáng tạo và sự hài lòng của người dùng cuối

Không có SD-WAN, việc kết nối các văn phòng chi nhánh với các ứng dụng đám mây rất tốn kém. Các mạng LAN truyền thống phải “backhaul” lưu lượng truy cập đến trụ sở chính hoặc trung tâm dữ liệu của công ty, thường là trên MPLS. Điều này có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng kém. SD-WAN cung cấp quyền truy cập hiệu quả vào các tài nguyên dựa trên đám mây, điều này dẫn đến sự hợp tác của người dùng tốt hơn, ít thất vọng hơn và trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.

Cách thức hoạt động và lợi ích khi sử dụng SD-WAN

3. Tăng tốc độ và tính linh hoạt

Với SD-WAN, các tổ chức có nhiều tùy chọn kết nối hơn, chẳng hạn như internet băng thông rộng. Việc cấu hình, triển khai và quản lý SD-WAN cũng sẽ ít tốn thời gian hơn MPLS (Multi-Protocol Label Switching).

Vì SD-WAN tách biệt quyền kiểm soát các dịch vụ mạng khỏi phần cứng, cho phép các tổ chức sử dụng bất kỳ internet băng thông rộng nào có sẵn trong một khu vực nhất định mà không bị giới hạn trong phạm vi phủ sóng do nhà cung cấp MPLS cung cấp.

Xem thêm

Link Fanpage UniFi-Ubiquiti Viet Namhttps://www.facebook.com/unifi.fpt/
Link Group hỗ trợ UniFihttps://www.facebook.com/groups/congdongUniFi/

Hỗ Trợ Kỹ Thuật : 028-7300-2222

Số máy lẻ (Ext): 89777