Nhắc đến WiFi thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết. Bởi WiFi được sử dụng phổ biến trong cuộc sống nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học tập, làm việc và giải trí. Tuy nhiên, định nghĩa về WiFi Mesh vẫn còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về WiFi Mesh và khám phá ưu, nhược điểm của loại WiFi này trong bài viết dưới đây nhé.

WiFi Mesh là gì? Ưu và nhược điểm của WiFi Mesh

WiFi Mesh là gì?

Đã bao giờ bạn gặp khó khăn vì vùng phủ sóng của một thiết bị phát WiFi có giới hạn? Vậy bạn đã thử tìm hiểu về WiFi Mesh chưa?

Định nghĩa về WiFi Mesh 

WiFi Mesh hay còn được gọi với cái tên khác là WiFi Whole Home. Nếu hiểu đơn giản đây là một hệ thống mạng lưới gồm các điểm phát sóng WiFi diện rộng với hai hay nhiều thiết bị phát sóng WiFi khác nhau. 

Chúng hoạt động một cách thống nhất nhằm giúp sóng WiFi được phủ khắp toàn bộ không gian của ngôi nhà hoặc khu vực rộng lớn. Nó có thể là bộ định tuyến Router hoặc bộ phát sóng Access Point. Khi sử dụng WiFi Mesh, dù có ở trong nhà hay ngoài trời thì chất lượng và tốc độ của WiFi cũng sẽ như nhau.

Các thuật ngữ thường gặp khi sử dụng WiFi Mesh 

  • Node: Node hay nút được hiểu là một điểm truy cập Access Point hay một bộ phát sóng nằm trong Mesh.
  • Root AP: Một node gốc sẽ được kết nối với điểm truy cập chủ Master AP rồi thông qua dây Ethernet để nhận về tín hiệu mạng ban đầu.
  • Master AP: Đây là điểm để thu Internet và truyền chúng đến Root AP. Mọi cấu hình, cài đặt đều liên quan đến WiFi Mesh đều phải thông qua Master AP. Trong một số hệ thống Master AP và Root AP là giống nhau. Một Master AP có thể truyền Internet đến nhiều Root Ap khác nhau cho các hệ thống Mesh.
  • Mesh Tree: Thuật ngữ này còn được biết đến là cây lưới. Tổng quan số node trong mạng lưới có thể là một cây lưới bao gồm 6 Access Point hoặc 1 Master AP cùng với 2 cây lưới 3 Access Point.
  • Bước nhảy: Nó được chỉ số kết nối không dây để đi từ Mesh AP đến Root AP.

Cách thức hoạt động chi tiết của hệ thống WiFi Mesh

Cách thức hoạt động chi tiết của hệ thống WiFi Mesh

WiFi Mesh hoạt động khi được sử dụng 2 hoặc nhiều thiết bị Mesh hay nút để tạo lên một mạng lưới WiFi hoàn chỉnh. Một nút sẽ được kết nối với Modem Internet còn các nút khác sẽ được đặt khắp nhà để phủ sóng mạng lưới WiFi trên diện rộng. 

Công nghệ WiFi Mesh cho phép hoạt động ở bất kỳ loại tín hiệu radio nào với kết nối không dây. Chúng kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống nhất với độ bao phủ rộng.

Để quản lý WiFi Mesh, người dùng có thể thực hiện thông qua một chiếc điện thoại thông minh cực kỳ đơn giản. Nó có thể thay đổi cài đặt và kiểm soát toàn bộ mạng lưới kết nối trong khu vực. Công nghệ này còn cho phép nhiều thiết bị định tuyến có thể liên kết với nhau theo trình tự bất kỳ nhằm tạo nên vùng phủ sóng tốt nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống WiFi Mesh chi tiết nhất

Hiện nay WiFi Mesh đang rất được ưa chuộng bởi tính năng và ưu điểm vượt trội. Thế nhưng không phải thiết bị nào cũng hoàn hảo. Dĩ nhiên bộ phát WiFi này cũng tồn đọng một số nhược điểm.

Ưu điểm của hệ thống WiFi Mesh 

WiFi Mesh là gì? Ưu và nhược điểm của WiFi Mesh

  • Tính bảo mật được tăng cao. Mọi thông tin của người dùng sẽ được đảm bảo và hạn chế tối đa việc bị đánh cắp thông tin khi sử dụng mạng internet.
  • Công dụng chính của WiFi Mesh là cải thiện độ phủ sóng.
  • Nhờ đường truyền ổn định xuyên suốt nên hệ thống WiFi được ứng dụng rất nhiều trong các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, văn phòng công ty…
  • Người dùng sẽ không phải gặp bất kỳ sự cố gián đoạn nào khi sử dụng. Bởi khi có một điểm phát sóng gặp sự cố thì các điểm phát sóng còn lại sẽ tự bổ sung kết nối cho nhau.
  • Với thiết kế nhỏ gọn không dây, các thiết bị này giúp đảm bảo đến tối đa tính thẩm mỹ cho không gian sống.
  • Dễ dàng quản lý cài đặt và chỉ định điểm phát sóng một cách đơn giản nhất.

Nhược điểm hệ thống WiFi Mesh 

WiFi Mesh là gì? Ưu và nhược điểm của WiFi Mesh

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội trên, hệ thống WiFi Mesh vẫn tồn tại một số khuyết điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất khiến nhiều người băn khoăn khi mua chính là chi phí khá cao so với những bộ kích sóng WiFi truyền thống. Chỉ tính riêng những thiết bị được tích hợp công nghệ Mesh đã có mức giá thành không hề thấp. Nếu để đầu tư cho một hệ thống WiFi Mesh nhiều điểm kết nối khoản tiền bạn phải bỏ ra sẽ khá lớn.
  • Khả năng chịu tải phụ thuộc vào AP chính. Khoảng cách dưới 10m – 12m và không gian không che chắn hoặc không có vật cản thì bắt sóng tốt nhất càng xa AP chính thì khả năng bắt sóng của các AP càng thấp.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về định nghĩa cũng như cách thức hoạt động của WiFi Mesh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp đến những ưu nhược điểm để người dùng có thể cân nhắc trước khi lựa chọn sử dụng. Hy vọng bài viết của chúng tôi mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn đọc.

Mọi nhu cầu tư vấn lắp đặt mạng Mesh hoặc mua thiết bị mạng có thể liên hệ FPT qua

Fanpage: FPT – Thiết Bị Mạng

Hotline: 0933 769 199