Chắc hẳn đa số chúng ta đã nghe hoặc có biết đến tính năng Roaming (Chuyển vùng) trên điện thoại di động khi di chuyển sang một quốc gia. Tuy nhiên bạn đã biết đến tính năng roaming trong mạng WiFi là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ WiFi Roaming trong bài viết bên dưới nhé!

Roaming là gì? Ứng dụng của Công nghệ Roaming trong WiFi

Roaming là gì?

Roaming còn được gọi là tính năng chuyển vùng. Tính năng Roaming giúp giữ kết nối WiFi khi bạn di chuyển xung quanh tòa nhà. Chuyển vùng WiFi xảy ra khi một máy khách không dây (smartphone, laptop, tablet,…) di chuyển ra ngoài phạm vi có thể sử dụng của một Router hoặc Access Point (AP) và kết nối với một thiết bị khác. 

Máy khách sẽ tự động chuyển từ một Router (hoặc Access Point) sang extender hoặc Mesh Access Point khác nếu cần để cung cấp kết nối WiFi liền mạch. Trong trường hợp lý tưởng này, bạn sẽ không gặp tình trạng mạng bị ngắt quãng khi gọi điện, duyệt web và tốc độ tải xuống chậm khi di chuyển từ phía này sang phía khác của tòa nhà.

Roaming hoạt động như thế nào?

Roaming là gì? Ứng dụng của Công nghệ Roaming trong WiFi

Về lý thuyết, chuyển vùng (roaming) hoạt động tương tự như chuyển vùng điện thoại di động. Bạn cần phải đặt nhiều AP trong tòa nhà để đảm bảo vùng phủ sóng cho các khu vực trong tòa nhà. Để hoạt động liên tục, tất cả các thiết bị phát WiFi trong mạng cần được định cấu hình để sử dụng cùng một SSID (hoặc tên mạng) và thông tin đăng nhập giống nhau.

Tuy nhiên, việc chuyển vùng phục thuộc ở các máy khách (client). Các máy khách sẽ quyết định xem có cần phải chuyển vùng đến một access point khác hay không thông qua quá trình quét cường độ tín hiệu mạng khi bạn di chuyển khỏi một địa điểm.

Quá trình chuyển vùng trên máy khách gồm 3 giai đoạn:

  • Quét: Khi cường độ tín hiệu suy yếu khi bạn di chuyển khỏi một điểm, máy khách sẽ gửi các gói tin thăm dò để xác định các AP thay thế có thể có. Sau đó, nó sẽ chọn AP tiếp theo dựa trên các thông số kỹ thuật của chính thiết bị đó.
  • Xác thực: máy khách sẽ gửi yêu cầu đến AP đã chọn để được xác thực và chờ phản hồi xem AP mới này sẽ chấp nhận hay từ chối nó.
  • Liên kết lại: Nếu AP chấp nhận yêu cầu của máy khách thì máy khách sẽ gửi thêm một yêu cầu liên kết lại. Khi quá trình liên kết lại hoàn tất, AP mới sẽ gửi một gói hủy liên kết đến AP cũ. AP cũ sau đó sẽ bị ngắt kết nối và các thông tin định tuyến sẽ được cập nhật.

Lợi ích của WiFi roaming là gì?

Roaming là gì? Ứng dụng của Công nghệ Roaming trong WiFi

Công nghệ WiFi Roaming có thể mang đến một số lợi ích như:

  • Duy trì kết nối WiFi liền mạch khi bạn di chuyển từ phòng này sang phòng khác
  • Giúp phát hiện AP có cường độ tín hiệu mạnh nhất
  • Tránh mất gói hoặc gián đoạn dịch vụ do xác thực trong thời gian dài.

Mặc dù sẽ có sự gián đoạn khoảng nửa giây khi chuyển đổi giữa các AP khi chuyển vùng, tuy nhiên thời lượng này có thể giảm xuống tối thiểu nếu các thiết bị mạng được sử dụng có cùng SSID, cùng kênh WiFi và network keys.

Các sự cố khi Roaming

Có hai vấn đề chính khi nói đến WiFi Roaming:

  • Thiết bị khách đang sử dụng WiFi Roaming có thể sẽ không kết nối với một AP tối ưu. Ví dụ: một thiết bị khách có thể được kết nối với một điểm truy cập có cường độ yếu mặc dù đang có sẵn một AP khác có thể cung cấp cường độ tín hiệu mạnh hơn.
  • Việc chuyển giao giữa các điểm truy cập không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Trên thực tế vẫn có nhiều máy khách bị rớt mạng và kết nối chậm.

Việc lắp đặt nhiều AP hơn trong một khu vực có thể giúp các thiết bị khách kết nối với AP tối ưu. Tuy nhiên, để tính năng Roaming hoạt động tốt nhất, bạn không chỉ cần đảm bảo cường độ tín hiệu tốt trên khắp các khu vực phủ sóng mà còn cần có sự cân bằng giữa phạm vi phủ sóng của các AP trên cả băng tần 2,4 và 5 GHz để tính năng hoạt động bình thường.

Cách tối ưu hóa hệ thống mạng của bạn

Việc cài đặt thêm AP có thể là một cách tốt để tối ưu mạng của bạn, nhưng không phải lúc nào nó cũng hoạt động. Việc đảm bảo tính năng roaming thành công đòi hỏi nhiều hơn là chỉ phủ sóng tín hiệu mạnh. Để tối ưu hóa và cân bằng các điểm truy cập, bạn có thể xem xét các mẹo sau:

  • Giữ tỷ lệ chồng chéo các nút mạng hoặc WiFi extender của bạn ở mức 15-20% – Chồng chéo quá nhiều có thể khiến các AP trở nên quá tải và các thiết bị có thể liên tục nhảy giữa các nút và trở nên không ổn định. Với sự chồng chéo quá ít, người dùng có thể gặp phải tình trạng tạm thời giảm xuống.
  • Ranh giới tín hiệu giữa các điểm truy cập phải là khoảng –67 dBm. Về cơ bản, dBm đo công suất của tín hiệu được truyền từ một điểm truy cập. Phép đo dBm càng gần 0 thì cường độ tín hiệu càng tốt. -67 dBm là cường độ tín hiệu tối thiểu cần thiết để thiết bị khách có thể truy cập internet ổn định và nhanh chóng. Do đó, các AP cần phải được đặt và chồng lên nhau theo cách ngăn bất kỳ thiết bị nào rời khỏi phạm vi vượt khỏi phạm vi –67 dBm. 

Lời kết

Bên trên là những thông tin cơ bản về công nghệ WiFi Roaming. Có thể thấy, Roaming giúp ích rất nhiều trong việc duy trì kết nối khi chúng ta di chuyển từ khu này sang khu khác, tầng này sang tầng khác trong một tòa nhà. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu được Roaming là gì và những lợi ích to lớn của nó. Nếu có nhu cầu tư vấn về các thiết bị hỗ trợ Roaming như UniFi Access Point, bạn có thể liên hệ qua

FPT – Thiết Bị Mạng

Hotline: 0933 769 199